fbpx

Học tập Mật Pháp rốt cuộc có cần phải Quán Đỉnh

Học tập Mật Pháp rốt cuộc có cần phải Quán Đỉnh

Facebook
WhatsApp
4/5 - (49 bình chọn)
  • Quán đỉnh : Ý nghĩa chân chính của quán đỉnh không phải là ở việc các vị thượng sư vảy nước thánh lên đỉnh đầu của mỗi người mà là bậc thượng sư thông qua năng lực trí tuệ của tâm, có thể là một câu, một cử chỉ, một hành vi lộ rõ, mà đệ tử có thể chứng ngộ được bản tâm, như thế mới là quán đỉnh chân chính.

Học Mật pháp cần phải quán đỉnh, khi bước vào trong đàn thành Kim cương, quá trình quán đỉnh hay khẩu truyền là tất yếu. Quản đỉnh tức là Thượng sư Kim cương thỉnh mời các vị Phật Bồ Tát tiến nhập vào đỉnh đầu của người cầu pháp, đi vào trong tâm, người nhận quán đỉnh sẽ đạt được gia trì. Người nhận quán đỉnh nếu có thể tu tập không ngừng theo tâm Bồ Đề, có thể vượt qua được ba đại a tăng mà đạt đến kết quả thành Phật.

Quán đỉnh là một quyền tư cách của người tu Mật pháp. Giả sử một người chưa có kinh nghiệm, bỗng nhiên được Bộ giáo dục mời về làm Bộ trưởng, liệu người đó có thể đảm nhiệm được công việc chăng? Họ có thể duy trì được chức vị trong bao lâu? Người nhận quán đỉnh và thụ giới giống nhau, phía dưới là địa ngục Kim cương, còn bên trên là đắc quả Kim cương, nhưng phá bỏ giới luật sẽ rơi xuống địa ngục Kim cương, không có con đường thứ bà. Quán đỉnh Mật pháp là để người có thể đạt đến thượng đẳng trí tuệ, quán đỉnh trong Mật pháp vô cùng siêu việt. Tây Tạng có câu nói đại ý rằng: “ Muốn đựng sữa sư tử trắng nhất định phải dung vật đựng bằng vàng, nếu như đựng bằng chiếc nồi cát thì chiếc nồi cát dẽ bị hỏng”câu nói này ý là Phật pháp vô cùng quý báu, khó như lấy sữa sư tử bạch vật chứa làm bằng vàng là chỉ chúng ta trước tiên phải chuẩn bị một nền tảng tốt, người mới học không cần phải nghĩ ngày nào cũng tiến lên mà cần theo một trình tự tu tập nhất định, sau khi đã có được một nền tảng nhất định, tựa như sau khi chúng ta học tiểu học, mới lên được trung học, tiếp đó mới lên được phổ thông và vào đại học, nên nói tóm lại, sau khi đã có một trình độ cơ bản nhất định, người đó có thể tiếp thu quán đỉnh của Mật pháp, mới đạt đến thành tựu cuối cùng. Trung Quốc có câu đại ý, mọi việc đều hoàn bị, chỉ thiếu gió phương Đông, làm việc nên thận trọng lo xa”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Picture of Shambhala Vietnam

Shambhala Vietnam

Đại Nhật Như Lai tức là Phật Tỳ Lô Giá Na, ẩn dụ chỉ Phật Đà công bằng, rộng lớn không có lòng riêng, gia trì Phật quang vô hạn cho chúng sinh,không phân biệt giàu nghèo, quý tiện, hiền ngu, thiện ác, đối với trời đất vạn vật đều công bằng như nhau,cho nên còn được gọi là Phổ Minh Đại Nhật Như Lai, đó vị Phật tối cao, là bản tôn được Mật giáo cung phụng. Mật tông cho rằng, Đại Nhật Như Lai vốn là vầng thái dương, tượng trưng cho tự tính Bồ đề,là Phật tính của mỗi con người ,là một dạng hiển hiện của Phật đức.