Thượng sư phải phù hợp với điều kiện nhất định, không phải mợi Thượng sư đều được tôn kính.
Trong Bồ đề đạo thứ có chép: Nếu lời nói, hành đồng của Thượng sư phù hợp với Phật pháp, đó là thượng sư tôn kính, có thể dạy dỗ được đệ tử. Nếu lời nói và hành động của thượng sư không noi theo Phật pháp, trước tiên cần nhắc nhở, khuyên răn, khi khuyên răn không có tác dụng thì nên tránh xa vị thượng sư đó. Vì thế không phải mọi lời do thượng sư nói đều đúng, không phải mọi hành vi của thượng sư đều cần phải noi theo, nếu bắt trước một cách mù quáng sẽ dễ đi vào con đường lầm lỗi.
Thượng sư có một tiêu chuẩn đó là “như lý chỉ”. Phải chăm chỉ quan sát những hành vi, cử chỉ của thượng sư, thêm đó sai khi lựa chọn theo lý tính, cần phải xem việc thân cận với thầy quan trọng hơn cả chính bản thân mình, thậm chí còn phải “tuân theo sự giảng dạy của thầy”, dựa theo sự chỉ đạo của thượng sư để tu hành. Tốt nhất là hành thiện trừ ác, chỉ có như thế mới có thể khiến thượng sư hài lòng.