Từ xưa đến nay, đặc biệt là trong văn hóa phương Đông thường không coi trọng phụ nữ, tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ. Như quy định trong Ấn Độ giáo: Phụ nữ không được đến đền miếu, không được tham dự tế tự, lễ bái đường trong Đạo Hồi phụ nữ cũng không được dự. Thời đại Phật Thích Ca, xã hội Ấn Độ chia thành bốn giai cấp, đẳng cấp phân biệt rõ rệt. Phật Đà phá bỏ những quy định không hợp lý đó, đề xướng sự bình đẳng giữa người với người, sự bình đẳng chúng sinh. Những người chăn ngựa, thả trâu đến những người ở tầng lớp thấp nhất trong xã hội đều có thể tham gia tăng đoàn. Phật Giáo Hiển tông cũng thể hiện từng sự tiếp thu ảnh hưởng văn hóa truyền thống của Ấn Độ, ví như cách nói: “Chỉ có nam giới mới có thể thành Phật”. Mật pháp phê phán điều này, nói phụ nữ cũng có thể thành Phật. Độ Mẫu, Nam Hải Quan Âm, Hợi Mẫu, rất nhiều Du già mẫu chẳng phải đều là phụ nữ mà vẫn có thể thành Phật được sao? Nam giới có thể thành Phật, nữ giới tại sao lại không thể, chúng sinh đều có Phật tính, nam nữ không có sự khác biệt, đây chính là điểm hợp lý trong Mật pháp.
Sau Quán Đỉnh Trí Tuệ phải chăng thực sự có thể thu được trí tuệ Vô thượng?
Quán đỉnh Trí tuệ chỉ phép tu song thân dưới sự dẫn dắt của thượng sư. Người nhận quán đỉnh quán tưởng tay tái của mình nắm Phật Mẫu Bát