fbpx

Mật Pháp có thể tự mình tu tập được chăng?

Mật Pháp có thể tự mình tu tập được chăng?

Facebook
WhatsApp

Thân cận thượng sư là gốc của đạo. Trong hệ thống tu trì Hiển Mật, căn bản nhất là thượng sư pháp. Thượng sư pháp là gốc của mọi pháp.

Tính quan trọng của y chỉ thượng sư, không phải là mọi người nói quá, càng không phải các vị thượng sư tự đề cao mà khoe khoang bản thân mình. Lý luận của Hiển tông có thể tự học, còn con đượng của Mật pháp chẳng thể tự tu được.

Thượng sư : Thân cận Thượng sư là gốc của đạo. Trong hệ thống tu trì của Hiển tông và Mật Tông, căn bản tối cao là phép của Thượng sư. Phép của Thượng sư là gốc rễ của mọi phép, cho nên thành tựu của Phật pháp, không đâu không có nguồn cội từ Thượng sư. Thượng sư chính là nhân,là thành tựu cảnh giới rất cao.

“Tùy hứa hoặc quán đỉnh, cửa bước vào Mật Pháp”, nếu tách khỏi hai điều này, ngay cả cánh cửa của Mật pháp cũng chẳng thể bước vào được. Quán đỉnh là cánh cửa bước vào Mật Tông. Người có tư cách để quán đỉnh duy chỉ có thượng sư. Nên học tập Mật pháp, cần phải tìm được thấy hiền năng, hữu duyên, không thể tụ tu được. Giới luật vốn là do giới thể của con người quy định. Bồ Tát Văn Thụ có thể hiện thân chuyền pháp, nhưng không thể chuyển giới. Đương nhiên giới Bồ Tát cũng có những đặc thù riêng: Ở những vùng biên địa xa xôi hay khi Phật gặp tai họa đều không có tình trạng chuyển giới, chỉ có bản thân mình dựa vào giới trước đó. Nhưng giới Cư Sỹ, giới Tỳ khiêu, giới Sa di tất thảy đều tu tập theo thượng sư. Lại nói, trí tuệ của Phật Đà cũng không phải do tự mình tu tập mà được, đều phải tuân theo sự dẫn dắt. Cho nên, trong Hoa Nghiêm kinh có nói đến câu chuyện Thiện Tài Đồng Tử theo học 53 vị thầy, không ngừng bái kiến, thân cận với các thượng sư. Các vị thượng sự sau khi truyền giảng pháp đạo của mình cho Thiện Tài Đồng Tử đều nói: “ Ta chỉ biết có như thế, còn đến tình lý sâu xa của nó, con hay tự đi tìm thầy khác để học”. Sự giác ngộ của Thiện Tài Đồng Tử là do tiếp thu, học tập lời truyện thụ của rất nhiều người thầy mới được. Đây là một ví dụ được trích dẫn trong kinh điển Hiển tông Đại thừa, câu chuyện “ngũ thập tam tham” (tham bái 53 vị thượng sư) được lưu truyền rất rộng rãi trong Phật Giáo Hán truyền. Mà ngay trong kinh điển của Mật Tông những câu chuyển như thế rất nhiều.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Shambhala Vietnam

Shambhala Vietnam

Đại Nhật Như Lai tức là Phật Tỳ Lô Giá Na, ẩn dụ chỉ Phật Đà công bằng, rộng lớn không có lòng riêng, gia trì Phật quang vô hạn cho chúng sinh,không phân biệt giàu nghèo, quý tiện, hiền ngu, thiện ác, đối với trời đất vạn vật đều công bằng như nhau,cho nên còn được gọi là Phổ Minh Đại Nhật Như Lai, đó vị Phật tối cao, là bản tôn được Mật giáo cung phụng. Mật tông cho rằng, Đại Nhật Như Lai vốn là vầng thái dương, tượng trưng cho tự tính Bồ đề,là Phật tính của mỗi con người ,là một dạng hiển hiện của Phật đức.