fbpx

Lịch sử Trầm Hương

Lịch sử Trầm Hương

Facebook
WhatsApp
5/5 - (19 bình chọn)

Trầm hương không phải tên một loài cây, mà là lõi của cây dó. Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục chép “Kỳ nam hương xuất tụ đầu núi các xã thuộc hai phủ Bình Khang và Diên Khánh xứ Quảng Nam là thứ tốt nhất; xuất tụ Phú Yên và Quy Nhơn là thứ hai. Hương ấy là do ở ruột cây dó kết thành. Dó có ba loại: dó lưỡi trâu thì thành khồ trầm, dó niệt thì thành trầm hương, dó bầu thì thành kỳ nam hương”.

Nhang Trầm Hương không tăm nguyên chất đặc biệt
Nhang Trầm Hương không tăm nguyên chất đặc biệt

Thế nhưng, không phải cây dó nào cũng có thể thành trầm hương. Trầm hương chỉ hình thành khi cây dó bị một vết thương vật lý, dưới điều kiện sinh thái phức tạp trong một khoảng thời gian dài từ 10-15 năm. Dân gian cho đó là hương trời bay theo dó đáp vào thân cây, khiến trầm hương có mùi thơm đặc biệt. Trầm dùng giáng khí, đuổi khí tà độc, khí ô uế nên có giá trị rất cao, là thứ hàng hóa xa xỉ, thượng lưu.

Trước khi người Việt làm chủ vùng đất từ Trung bộ trở vào, người Chiêm Thành đã biết khai thác trầm. Lương thư chép rằng cách biên giới phía nam Lâm Ấp 200 dặm có nước Tây Quốc Di. “Gỗ trầm, thổ dân đẫn ra, để cất hàng năm, mục nát nhưng lõi ruột vẫn còn, bỏ vào nước thì chìm, trên gọi là trầm hương”. Nước đó chính là vùng đất Khánh Hòa ngày nay. Lĩnh ngoại đại đáp thời Tống cũng ghi nhận trầm hương của Giao Chỉ bán sang Trung Quốc đều là trầm của Chiêm Thành. Các bia kí Champa còn lại không ít lần nhắc đến việc các vị vua dâng cúng đồ vật quý cho thần, trong đó có bình vàng để đốt trầm hương.

Trầm hương luôn đứng đầu trong danh sách sản vật mà chúa Nguyễn biếu tặng Mạc phủ và Thiên hoàng Nhật Bản. Năm 1600, chúa Nguyễn Hoàng đã gửi biếu Tokugawa Ieyasu 10 cân kì nam cùng nhiều đặc sản quý hiếm. Alexandre de Rhodes từng cho rằng chỉ Việt Nam mới có kỳ nam. Trầm hương và kì nam thậm chí được khắc trên Cửu đỉnh tại Thế miếu nhà Nguyễn, điều đó cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của trầm hương trong hệ thống sản vật nước ta.

Hiện nay, 300gr kì nam hương được rao bán với giá 4.6 tỷ đồng, nhưng đó chưa phải mức giá cao nhất. Bạch kì thả vào nước, nếu chỉ nổi lưng chừng thậm chí có giá lên đến 50 tỷ/kg.

Tham khảo:

  1. Ngô Văn Doanh (2007), “Cây trầm hương trong đời sống thương mại và văn hóa của người dân Champa xưa và người Việt tỉnh Khánh Hòa ngày nay”, Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỉ XVI-XVII, ĐHQGHN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Picture of Shambhala Vietnam

Shambhala Vietnam

Đại Nhật Như Lai tức là Phật Tỳ Lô Giá Na, ẩn dụ chỉ Phật Đà công bằng, rộng lớn không có lòng riêng, gia trì Phật quang vô hạn cho chúng sinh,không phân biệt giàu nghèo, quý tiện, hiền ngu, thiện ác, đối với trời đất vạn vật đều công bằng như nhau,cho nên còn được gọi là Phổ Minh Đại Nhật Như Lai, đó vị Phật tối cao, là bản tôn được Mật giáo cung phụng. Mật tông cho rằng, Đại Nhật Như Lai vốn là vầng thái dương, tượng trưng cho tự tính Bồ đề,là Phật tính của mỗi con người ,là một dạng hiển hiện của Phật đức.